Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhà sản xuất lớn thứ 2 của OPEC có kế hoạch tăng khai thác 600.000 thùng/ngày

Iraq có kế hoạch tăng sản lượng dầu thô thêm 600.000 thùng/ngày xuống lên mức 5 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, bất kể sự tham gia của nước này trong thỏa thuận cắt giảm sản xuất của OPEC. Iraq là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai của nhóm và đang là thành viên không tuân thủ nghiêm túc việc thực hiện cam kết trong hiệp định kể từ khi bắt đầu, với rất nhiều nhà quan sát thị trường cho rằng Iraq sẽ là thành viên đầu tiên không tôn trọng thỏa thuận.

Vấn đề đầu tiên của Iraq chính là 95% thu nhập ngân sách của nước này là từ dầu thô. Hiện tại không có lựa chọn thay thế khả thi nào cho các nguồn thu. Vấn đề thứ hai mà đất nước phải đương đầu là cuộc chiến với Nhà nước Hồi giáo, đang khiến cho các khoản thu này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh những nỗ lực cuối cùng để chống lại IS ở Mosul, Irac đang ra sức đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngành công nghiệp dầu khí. Ba tháng trước đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Jabar al-Luaibi nói rằng Baghdad đang có kế hoạch xây dựng 5 nhà máy lọc dầu mới trên cơ sở đầu tư, ngoài các kế hoạch sửa chữa và mở rộng các nhà máy lọc dầu hiện có đã bị hư hỏng trong cuộc chiến với IS.

Trong khi Al-Luaibi đã liên tục bảo đảm các phương tiện truyền thông - và gián tiếp, các nhà đầu tư - rằng Iraq sẽ gắn bó với cam kết của OPEC, Iraq sẽ làm bất cứ điều gì có thể để tăng lợi nhuận từ nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng duy nhất này.

Như một phần của những nỗ lực này, chính phủ gần đây đã bắt đầu xem xét các hợp đồng với các công ty dầu lửa nước ngoài đang điều hành các mỏ khai thác địa phương để đáp ứng tốt hơn các lợi ích của mình với các nhà khai thác. Hiện tại, các công ty dầu mỏ quốc tế tại Iraq đang làm việc theo cái gọi là hợp đồng dịch vụ kỹ thuật, hình thức mà cách đây vài năm, đã buộc họ phải giảm sản xuất từ ​​một số mỏ khai thác lớn nhất của đất nước này bởi vì Baghdad không có tiền để trả cho các hoạt động sản xuất tại mỏ.

Baghdad cũng đang hợp tác với Tehran để tận dụng tối đa phát hiện dầu mỏ mà hai nước láng giềng này đang chia sẻ. Quan hệ song phương giữa hai bên đã rất thất thường trong lịch sử, nhưng bây giờ cả Iraq và Iran đang phải vật lộn với các vấn đề tương tự, mối quan hệ hợp tác đã diễn ra như là cách tiếp cận có lợi cho cả hai bên. Iraq cũng củng cố các mối quan hệ với các nước láng giềng và các quốc gia khác như Ai Cập, các thành viên Liên minh châu Âu và Mỹ.

Tăng sản lượng 600.000 thùng/ngày sẽ là đáng kể, nhưng Al-Luaibi không tiết lộ nguồn cung cho mức tăng này. Các mỏ dầu khổng lồ như Tây Qurna, Rumaila và Majnoon hiện vẫn còn dồi dào, vì vậy Iraq có thể đẩy mạnh sản xuất tại các khu vực này.

Và có thêm một ứng cử viên cho sản xuất bổ sung: khu vực Kirkuk ở khu tự trị Kurdistan. Kirkuk hiện sản xuất dưới nửa triệu thùng dầu thô hàng ngày, mặc dù khu mỏ này có thể bơm tới 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên một vấn đề lớn khác cho Baghdad  chính là Chính phủ Khu vực Kurdistan KRG cũng háo hức như Baghdad muốn nắm quyền kiểm soát toàn bộ khu mỏ này.

Căng thẳng giữa chính quyền trung ương và KRG đã sôi sục trong một thời gian, và tất nhiên, đó là tất cả là về dầu, trong bối cảnh cả hai bên cáo buộc lẫn nhau về việc vượt quá giới hạn của mình.

Hiện tại, kế hoạch tăng sản lượng của Iraq có vẻ mơ hồ, trừ phi ông Al-Luaibi và chính phủ không muốn công khai những kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, với môi trường giá cả và khả năng cắt giảm sản lượng ngày càng gia tăng, các nỗ lực tăng cường sản xuất của Iraq có khả năng tạo ra lực cản đầu tiên đối với giá trong nửa cuối năm nay.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM