Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhu cầu dầu của Ấn Độ tăng trở lại trong năm 2018

Tiêu thụ các sản phẩm dầu của Ấn Độ sẽ tăng nhanh vào năm 2018 sau khi tăng trưởng chậm bất thường trong năm 2017, theo ESAI Energy. Báo cáo của ESAI giải thích rằng do kinh tế suy thoái, nhu cầu tăng trưởng chậm lại đối với hầu hết nhiên liệu vào năm 2017, với dầu hỏa, naphtha và fuel oil đều giảm. Nhu cầu sử dụng coke dầu mỏ trong năm nay đã trì trệ sau khi bùng nổ vào năm 2016. Nhu cầu tiêu thụ tất cả các sản phẩm xăng dầu, ngoại trừ dầu hỏa, sẽ quay trở lại mức tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2018.

Sau khi tổng nhu cầu dầu tăng chậm lại chỉ còn 60.000 thùng/ngày vào năm 2017, tiêu thụ sẽ tăng lên 200.000 thùng/ngày vào năm 2018 khi nền kinh tế hồi phục sau nhiều lần gián đoạn trong năm nay. Coke dầu mỏ đóng góp phần lớn cho sự suy giảm nhu cầu dầu trong năm 2017. Sau khi tăng 140.000 thùng/ngày trong năm 2016, tiêu thụ petcoke đã đi ngang trong năm nay do giá cao hơn và sự sụt giảm mạnh trong sản xuất xi măng. Năm tới, nhu cầu petcoke sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 40.000 thùng/ngày. Trong số các sản phẩm dầu, chỉ duy nhất tiêu thụ dầu hỏa sẽ tiếp tục giảm trong năm tới giữa lúc chính phủ đẩy mạnh việc chuyển đổi các hộ gia đình sử dụng dầu hỏa để nấu ăn bằng LPG.

Chuyên gia phân tích năng lượng của ESAI, ông Amrit Naresh, nói: “Cải cách kinh tế Ấn Độ đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng năm 2017. Quá trình phi tiền tệ hóa đã loại bỏ 86% lượng tiền mặt của nước này ra khỏi lưu thông vào cuối năm ngoái, và những cải cách thuế quốc gia được thực hiện vào giữa năm 2017.” Cùng với nhau, những cải cách này làm gián đoạn các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, ông Naresh nói. “Điều kiện kinh tế sẽ được cải thiện vào năm 2018, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp và cho phép tăng trưởng nhu cầu dầu cải thiện mạnh mẽ.”

Nguồn: Xangdau.net/ESAI Energy

ĐỌC THÊM