Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nửa triệu thùng dầu mỗi ngày đang bị đe dọa bởi khủng hoảng địa chính trị

Đã một thời gian dài kể từ khi những diễn biến địa chính trị gây ra những biến động lớn trong giá dầu, nhưng căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran, kết hợp với các vụ đụng độ quân sự bất ngờ ở Iraq, đã đẩy nguy cơ địa chính trị quay trở lại chương trình nghị sự trên thị trường dầu mỏ.

Goldman Sachs viết trong một bài nghiên cứu vào ngày 17 tháng 10: "Những rủi ro địa chính đối với thị trường dầu mỏ tiếp tục gia tăng. Ngoài Iraq và Iran, sự sụt giảm sản lượng dầu của Venezuela "dường như đang tăng tốc", trong khi sự hồi phục về sản lượng từ Libya và Nigeria vẫn còn mong manh. Vẫn còn nhiều bất ổn về ảnh hưởng tiềm ẩn của những căng thẳng mới lên thị trường dầu mỏ."

Tuy nhiên, Iraq và Iran đã thực sự làm dấy lên những lo ngại về sự gián đoạn. Tính đến ngày 17 tháng 10, các báo cáo sơ bộ cho thấy khoảng 350.000 thùng dầu thô từ các mỏ dầu Kirkuk đã bị gián đoạn, với các báo cáo trái ngược nhau về việc liệu sản lượng đó có được đưa trở lại hay không. Các quan chức Iraq nói rằng những gián đoạn này chỉ là tạm thời và ngắn ngủi, và chính quyền của người Kurd nhấn mạnh rằng nó sẽ không ngăn chặn việc xuất khẩu thông qua hệ thống đường ống của họ.

Đó là mối quan tâm của cả hai bên để duy trì dòng chảy dầu, nhưng vẫn có bất trắc của việc tính nhầm và xung đột leo thang. Vấn đề đối với Baghdad là dầu phải tiếp tục chảy qua các đường ống của người Kurd, vì hệ thống ống dẫn ưu tiên của chính phủ Iraq bị hư hỏng và cần được sửa chữa. Điều đó có nghĩa là cả hai bên cần phải đồng ý với thỏa thuận chia sẻ doanh thu, nhưng đó đã là một vấn đề khó có thể xử lý trong quá khứ.

Không giống như Iraq, Iran có rất ít rủi ro trong ngắn hạn. Thay vào đó, sẽ mất thời gian để xem phản ứng từ Washington. Nếu Mỹ áp dụng lại các biện pháp trừng phạt, thì "hàng trăm nghìn thùng dầu xuất khẩu của Iran có thể bị đe dọa ngay lập tức". Tuy nhiên, vì chính quyền Trump sẽ đi một mình mà không cần sự trợ giúp của châu Âu, Trung Quốc và Nga, nên "dường như sản lượng sẽ khó mà giảm 1 triệu thùng/ngày so với mức tiền thỏa thuận", Goldman kết luận. Tuy Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran theo cách chính, nhưng nó có thể xua đuổi sự đầu tư vào sản xuất mới, điều này dẫn đến "sự hoài nghi về khả năng nguồn cung dầu mỏ tăng từ Iran trong trung hạn", Barclays nói.

Vậy, điều này có ý nghĩa gì đối với giá dầu? Goldman ước tính 500.000 thùng dầu bị mất mỗi ngày trong ba tháng (hoặc 250.000 thùng/ngày trong 6 tháng) sẽ làm tăng giá giao ngay của Brent lên thêm 2.5 đô la một thùng.

Với ý nghĩ đó, Goldman dự báo giá tăng 1,5 USD/thùng kể từ Thứ Sáu (khi Trump thông báo hủy bỏ giấy chứng nhận thỏa thuận của Iran) chứng tỏ cho thấy thị trường đang định giá với kỳ vọng giảm 250.000 thùng/ngày trong ba tháng. Nói một cách khác, sự tăng giá có thể được hiểu là giả định có 30% khả năng nguồn cung bị gián đoạn trong vòng 6 tháng, 500.000 thùng/ngày.

Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng đầu tại SEB Markets, cho biết, theo Wall Street Journal: "Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014 chúng ta có nguy cơ địa chính trị phản ánh thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên thắt chặt hơn”.

Đúng là như thế, mặc dù sự phản ứng tương đối nhẹ trước những gì có vẻ như là nguy cơ nghiêm trọng. Sự gián đoạn chủ yếu theo lý thuyết vào thời điểm này, nhất là trong trường hợp của Iran, và chúng ta kỳ vọng giá tăng nhiều hơn nếu và khi nguồn cung thực sự bị cắt đứt.

Tuy nhiên, trong quá khứ, giá dầu có thể ngay lập tức tăng vọt lên vài đô la mỗi thùng do những căng thẳng như vậy, ngay cả khi các thùng dầu không bị đưa ra khỏi thị trường. Phản ứng im ắng lần này là sự phản ánh của một thị trường dầu vẫn còn được cung cấp đủ; tồn kho đang giảm nhưng vẫn ở mức cao. Ngoài ra, một sự khác biệt đáng kể nữa giữa ngày hôm nay với thị trường dầu mỏ trước năm 2014 khi giá còn ở mức 100 USD là kỳ vọng đá phiến của Mỹ có thể cung cấp thêm nguồn cung mới nhanh và không ồn ào. Điều đó đã làm giảm bớt tác động của những căng thẳng địa chính trị có xu hướng ảnh hưởng đến sự biến động giá dầu trong ngắn hạn.

Một lý do cuối cùng tại sao rủi ro địa chính trị lại đang có tác động nhỏ hơn so với trước đây là vì hiện nay OPEC hoạt động với mức công suất dự phòng cao hơn nhiều - kết quả trực tiếp của thỏa thuận cắt giảm sản xuất. Nếu một nguồn cung lớn bất ngờ bị gián đoạn thì OPEC có thể bỏ thỏa thuận của mình và trở lại sản xuất đầy đủ, lấp đầy khoảng trống bỏ lại đằng sau. Goldman Sachs ước tính OPEC đang hoạt động với công suất dự trữ khoảng 2,4 triệu thùng/ngày (EIA đặt con số này trên 2 triệu thùng/ngày), về cơ bản gấp đôi quy mô mà nhóm đã có trước thỏa thuận năm 2016.

Trong bối cảnh này, sự gián đoạn nguồn cung từ một cuộc khủng hoảng địa chính trị có thể được coi là "sự xúc tiến nhanh chóng việc bình thường hóa lượng hàng tồn kho dư thừa hơn là đòi hỏi phí bảo hiểm rủi ro mới", Goldman viết. Nói cách khác, thay vào những đợt tăng giá mạnh như trong quá khứ, nguy cơ địa chính trị trên thị trường hiện tại sẽ dẫn tới sự gia tăng nhẹ về giá cả.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM