Hoàng thái tử Mohammed bin Salman đã công bố kế hoạch thành lập một siêu đô thị thương mại và công nghiệp trị giá 500 tỷ USD liên kết Saudi Arabia, Ai Cập và Jordan lại với nhau bằng việc tập trung vào tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng, nước, công nghệ sinh học, chế tạo và giải trí.
Tổng cộng có 25.900 km vuông đất sẽ được dành riêng cho thành phố mới này, được đặt tên NEOM. Động thái này là sự bổ sung mới nhất cho Kế hoa5hc Vision 2030 của Saudi Arabia, nhằm mục đích loại bỏ sự phụ thuộc của Saudi Arabia vào các khoản thu từ dầu khí để điều hành chính phủ của nước này. Đó là một mục tiêu khó khăn cho quốc giá xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này, nhưng ba năm giá dầu thấp do nguồn cung thừa kéo dài đã làm cho vương quốc Hồi giá này chắc chắn rằng 50 năm nữa, nhiên liệu hóa thạch sẽ không thể củng cố nền kinh tế của quốc gia như trước đây.
Bin Salman cho biết tại Hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai (Future Investment Initiative - FII) ở Riyadh: “Nơi này không dành cho những người bình thường hay các công ty thông thường, đây sẽ là nơi dành cho những người mộng mơ của thế giới.”
“Ý chí chính trị mạnh mẽ và mong muốn của một quốc gia Tất cả những yếu tố thành công đều có ở đó để tạo ra một điều gì đó to lớn ở Saudi Arabia.”
Thành phố này sẽ nằm giữa Biển Đỏ và Vịnh Aqaba, đóng vai trò là cửa ngõ vào cầu King Salman dự kiến, kết nối trực tiếp Ai Cập với Saudi Arabia.
“NEOM nằm trên một trong những hành lang kinh tế quan trọng nhất của thế giới,” hoàng tử cho biết. “Vị trí chiến lược của nó cũng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của khu vực này như một trung tâm toàn cầu kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi.”
Có một chỉ thị tôn giáo mới xuất hiện cùng với khu công nghiệp mới của Saudi Arabia. Đến năm 2030, Saudi Arabia sẽ có thể trở thành giống như một Dubai siêu quy mô, cạnh tranh với với các thị trường tự do và độc lập về dầu mỏ và các chính sách xã hội không làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Tuy nhiên, Mecca và Medina là hai trung tâm của cuộc sống tôn giáo Hồi giáo, vì vậy chúng ta không thể thực sự mong đợi bất kỳ chương trình nghị sự tự do hóa nào để vượt qua phong vũ biểu được thiếp lập bởi các quốc gia vùng Vịnh.
Trước đó tại hội nghị thượng đỉnh FII, bin Salman cũng tuyên bố kế hoạch đưa Saudi Arabia trở thành một quốc gia Hồi giáo cởi mở và khoan dung. Các giáo phái Wahhabi cực kỳ bảo thủ hiện nay được tuyên truyền bởi Riyadh là "không bình thường" đối với đất nước này, và chỉ phát triển như một phản ứng trong nước đối với cuộc cách mạng Iran, hoàng tử cho biết. Các nhà lãnh đạo trong KSA kể từ vụ lật đổ chính quyền Tehran năm 1979 “đã không biết làm thế nào để đối phó với" một nước Cộng hòa Hồi giáo mới trong khu vực, ông nói thêm.
“Chúng tôi chỉ đơn giản quay trở lại với những gì chúng tôi đã từng theo đuổi - một quốc gia Hồi giáo khoan dung cởi mởi với thế giới và tất cả các tôn giáo. Bảy mươi phần trăm người Saudi là dưới 30 tuổi. Nói một cách thật lòng, chúng tôi sẽ không lãng phí 30 năm cuộc đời của chúng tôi để chống lại những tư tưởng cực đoan; chúng tôi sẽ hủy diệt nó bây giờ và ngay lập tức,” nhà lãnh đạo KSA nói.
Cùng với chính sách cải cách nền kinh tế quốc gia, chính sách chống Iran của hoàng tử bin Salman đang hung hăn hơn.
Mặc dù nhà lãnh đạo mới của Saudi Arabia này có thể có những ý định tốt đẹp cho tương lai của quốc gia mình, nhưng một số người nói rằng những lời lẽ của ông chỉ nên xem như là muối bỏ biển. Dự án trị giá 500 tỷ đô la này có vẻ tốt trên giấy, nhưng việc thực hiện nói lại là một trò chơi bóng khác. Thêm vào đó, kinh phí cho nỗ lực này, cũng như các khoản khác trong hồ sơ của Vision 2030, phụ thuộc vào sự thành công của đợt IPO Saudi Aramco, vào năm sau. Các quan chức tài chính vẫn đang tranh cãi về địa điểm niêm yết ở nước ngoài. Nó đang là sự lựa chọn giữa London và New York trong nhiều tháng, mà không có bất kỳ thông báo chính thức nào.
Các kế hoạch mới này lóe sáng lên trên kênh truyền hình như tiêu đề lớn, nhưng nhớ rằng không phải tất cả thứ gì lấp lánh cũng là là vàng.
Nguồn: xangdau.net