Thứ trưởng Bộ Năng lượng Na Uy thảo luận về việc khả năng hợp tác với nhà sản xuất dầu mỏ Trung Quốc- CNOOC hôm thứ Năm, trước khi Thủ tướng Na Uy tới thăm Trung Quốc vào cuối tuần này, một tín hiệu cho thấy hai nước đang tiếp tục dàn xếp mối quan hệ đã bị đóng băng vào năm 2010 khi Trung Quốc phản đối Liu Xiaobo được trao giải Nobel hoà bình.
Vào tháng 12 năm ngoái, Na Uy và Trung Quốc đã hoàn toàn khôi phục mối quan hệ chính trị và ngoại giao. Giờ đây, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 4 và sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường cùng các quan chức khác, để đổi mới hợp tác chính trị và kinh tế với Trung Quốc.
Theo các quan chức đã trao đổi với Reuters, Bộ trưởng dầu mỏ Na Uy sẽ gặp gỡ các nhà quản lý của CNOOC, Tập đoàn sản xuất lớn nhất của Trung Quốc, hồi năm 2010 CNOOC cho biết rằng họ quan tâm đến việc kinh doanh ở Na Uy.
Với nguồn dầu khí tiềm năng và hiện đang khai thác ngoài khơi của Na Uy và vị thế của một công ty dầu quốc tế như Statoil, mặt khác, cùng với nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, thì cả hai nước đều có thể hưởng lợi từ việc thúc đẩy quan hệ dầu khí.
Na Uy và CNOOC không phải là những người hoàn toàn xa lạ, ngay cả khi mối quan hệ giữa nước Bắc Âu này với Trung Quốc bị đóng băng.
Trở lại năm 2013, Na Uy cho biết họ sẽ cùng với CNOOC khai thác dầu ở ngoài khơi Iceland. Theo một hiệp định từ năm 1981, Nauy có quyền sở hữu 25% giấy phép khai thác dầu của Iceland.
Vào tháng 10 năm 2014, CNOOC và công ty con Nexen của Canada đã quan tâm đến việc mua dữ liệu địa chấn cho khu vực ở Bắc cực của Na Uy, nằm ở Biển Barents, theo một email của các công ty gởi tới Tổng cục Dầu khí Na Uy mà Bloomberg đã có được.
Ngoài giấy phép thăm dò của Iceland, các hoạt động gần nhất của CNOOC ở gần vùng lãnh hải của Na Uy là ở ngoài khơi nước Anh, nơi CNOOC có 43,2% vốn góp trong mỏ dầu Buzzard và 36,5% cổ phần trong mỏ dầu Golden Eagle.
Nguồn tin: xangdau.net