Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị ban hành một sắc lệnh hành pháp với mục đích mang lại cho các công ty dầu mỏ nhiều cơ hội hơn để khoan dầu ngoài khơi, động thái này là đảo ngược các chính sách hạn chế hoạt động thời Obama.
Chỉ thị về việc khoan dầu ngoài khơi sẽ sớm được ban hành, Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke phát biểu tại một cuộc hội thảo ngành dầu khí ở Washington hôm thứ Năm, theo ba người tham dự tiết lộ với điều kiện giấu tên để thảo luận về một cuộc họp kín với báo chí. Zinke đã không cung cấp chi tiết cụ thể về sắc lệnh này trong bài trình bày của mình trước Hiệp hội Công nghiệp Đại dương Quốc gia.
Theo một đại diện của ngành dầu khí đã thảo luận vấn đề này với các nhà chức trách, sắc lệnh sắp được ban hành sẽ thúc đẩy Bộ Nội vụ sắp xếp việc bán quyền khai thác dầu và khí thiên nhiên mới ngoài khơi ở vùng biển Đại Tây Dương của Mỹ và Bắc Cực, làm sửa đổi kế hoạch cho thuê 5 năm mà đã xóa bỏ các cuộc đấu thầu ở đó của chính quyền Obama.
Sắc lệnh này cũng được cho là sẽ bắt đầu quá trình thu hồi quyết định rút lại hầu hết việc cho thuê các vùng biển Bắc cực của Mỹ và một số diện tích ở Đại Tây Dương của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Các nhà bảo vệ môi trường nói rằng chưa có tiền lệ cho bất kỳ vị tổng thống nào hủy bỏ một chỉ định như vậy, và sự đảo ngược này gần như chắc chắn sẽ gặp thách thức tại tòa án.
Những người phát ngôn của Bộ Nội vụ và Nhà Trắng đã không trả lời các yêu cầu được gửi qua email.
Mặc dù Trump có thể đưa ra những thay đổi chính sách theo trình tự của một sắc lệnh hành pháp nhưng quyền hạn thực sự lại rơi vào các quan chức thuộc Bộ Nội vụ và có thể kéo dài nhiều năm. Việc đưa doanh thu cho thuê vùng Bắc Cực và Đại Tây Dương vào kế hoạch 5 năm của chính phủ sẽ đòi hỏi thời gian phân tích môi trường và nhận xét công khai - có lẽ mất một năm cho các vùng biển phía bắc Alaska và thậm chí còn lâu hơn cho các mảnh đất nằm dọc bờ Đông Mỹ.
Động thái của Trump có thể đem lại lợi ích cho các công ty năng lượng hiện đang tập trung các chương trình khoan ngoài khơi Mỹ ở Vịnh Mexico, bao gồm Royal Dutch Shell, Chevron Corp., Exxon Mobil Corp. và Statoil.
Chính quyền Tổng thống Obama trước đó đã cân nhắc việc bán các hợp đồng cho thuê ở các vùng biển Chukchi và Beaufort cũng như 104 triệu mẫu Anh từ trung và nam Đại Tây Dương trước khi có những buổi đấu giá tiềm năng như đã nói ở trên. Mặc dù tốn nhiều thời gian nhưng việc khôi phục lại doanh thu cho thuê Bắc cực và Đại Tây Dương sẽ tương đối dễ dàng.
Thượng nghị sĩ Alaska
Tuy nhiên, chính quyền Trump đang phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong nỗ lực lật ngược quyết định dỡ bỏ khoảng 125 triệu mẫu Anh ở Bắc Cực và gần 4 triệu mẫu Anh ở Đại Tây Dương khỏi việc cho thuê dầu khí trong tương lai của Obama. Obama đã chính thức hóa việc thu hồi này bằng cách viện dẫn một điều khoản ít người biến đến trong bộ luật năm 1953, luật này rõ ràng là không cho các tổng thống quyền đảo ngược các chỉ định trước đó
Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski, một đảng viên Cộng hòa từ Alaska, nhấn mạnh rằng việc này phải được thực hiện cẩn thận để có thể vượt qua được những thách thức pháp lý.
Các nhà môi trường cho biết đó chính là lý do tại sao chính quyền Trump sẽ không thành công.
Niel Lawrence, Giám đốc của Hội đồng bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên ở Alaska cho hay: "Chính quyền có thể săm soi cả ngày vào luật mà Obama đã sử dụng để bảo vệ phần lớn Bắc Cực và Đại Tây Dương, nhưng họ sẽ không tìm thấy một chi tiết nào cho phép Trump thu hồi những sự bảo vệ này. Và tòa án cũng sẽ không thể”.
"Thật khó để tưởng tượng những nơi rủi ro hơn, tốn kém hơn hoặc tốn thời gian hơn để tìm kiếm dầu," Lawrence nói qua email.
Theo ước tính, vùng Bắc Cực của Mỹ có trữ lượng 27 tỷ thùng dầu và 132 nghìn tỷ feet khối khí thiên nhiên. Các công ty năng lượng đã phải chật vật để khai thác các nguồn tài nguyên này, do chi phí thăm dò cao và cơ sở hạ tầng thưa thớt để hỗ trợ cho hoạt động này, nhưng sự quan tâm đã gia tăng đối với vùng biển Beaufort Sea nằm ôm bờ biển Alaska sau khi những công bố phát hiện gần đây của Repsol SA và Caelus Energy Corp. Eni SpA cũng yêu cầu các nhà quản lý Mỹ xem xét kế hoạch thăm dò dầu của mình tại vùng biển Beaufort vốn đã cho thuê trước đây.
Nguồn tin: xangdau.net