Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Trung Quốc liệu có thể cứu ngành công nghiệp dầu đang sụp đổ của Venezuela không?

 

Trung Quốc đang quăng cho Venezuela một phao cứu trợ, mặc dù nó không thể kéo đất nước này trở lại từ vực thẳm.

Được biết Ngân hàng Phát triển Trung Quốc sẽ đầu tư 250 triệu USD vào Vành đai Orinoco của Venezuela trong nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm sản xuất dầu nặng của quốc gia này. Điều đó xảy ra khi Trung Quốc cũng đang cân nhắc một kế hoạch đầu tư lớn hơn nhiều trị giá 5 tỉ đô la vào Venezuela.

Sản lượng dầu của Venezuela đã giảm hơn một nửa trong vài năm qua, với sản lượng giảm xuống chỉ còn 1,36 triệu thùng/ngày trong tháng 6, theo IEA.

Đầu tư từ Trung Quốc không đến từ lòng vị tha. Venezuela đã và đang chuyển cho Trung Quốc vài trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày trong nhiều năm để trả nợ cho các khoản vay trước đây. Nhưng sự suy giảm thảm khốc trong sản xuất dầu của Venezuela đã đe dọa đến những chuyến hàng đó. Trung Quốc có nguy cơ không bao giờ được trả lại cho hàng chục tỷ đô la mà đã cho Venezuela vay.

Cuộc khủng hoảng đã tăng lên một cấp độ mới trong hai tháng qua. Việc tịch thu tài sản của PDVSA trên một số hòn đảo Caribê bởi ConocoPhillips càng làm vấn đề thêm nghiêm trọng đối với Venezuela. Không thể xử lý dầu thô nặng trên những hòn đảo này, PDVSA đã cố gắng đưa các hoạt động trở lại trong nước.

Nhưng Venezuela thiếu cơ sở hạ tầng đầy đủ để xuất khẩu dầu ở mức mà đã có được khi PDVSA vận hành các cơ sở ở Caribbe, vì vậy việc để mất những tài sản đó đồng nghĩa với PDVSA không thể nạp đủ dầu vào tàu. Kết quả là, một đội tàu ùn ứ đang nằm đợi ngoài bờ biển, và PDVSA bị sức ép để tuyên bố tình trạng bất khả kháng về các chuyến hàng dầu.

Xét cho cùng, điều đó có nghĩa là Venezuela không có đủ dầu để đáp ứng tất cả các nghĩa vụ hợp đồng của mình. Và việc không có khả năng nạp dầu lên các tàu chở dầu siêu lớn từ các cảng của Venezuela làm đe dọa gián đoạn các chuyến hàng đường dài tới các khách hàng trên khắp thế giới – trong đó có Trung Quốc.

Reuters đưa tin rằng các chuyến dầu của Venezuela tới Ấn Độ giảm 21% trong nửa đầu năm so với một năm trước đó, đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ vốn cũng đang chịu áp lực cắt giảm nhập khẩu từ Iran do các lệnh trừng phạt.

IEA ước tính sản lượng của Venezuela có thể giảm xuống gần mốc 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, tương đương với tổn thất khoảng 600.000 thùng/ngày kể từ đầu năm 2018. “Cho đến năm 2019, thật khó để thấy sự phục hồi và sản lượng có thể còn giảm thêm nữa”, IEA cho biết vào tháng Sáu. “Hiện tại, chúng tôi ước tính sẽ mất thêm khoảng 200 ngàn thùng/ngày trong năm tới xuống còn khoảng 800 ngàn thùng/ngày - nhưng mức giảm có thể còn sâu hơn”.

Trung Quốc hy vọng sẽ ngăn chặn tổn thất tại vành đai dầu nặng Orinoco của Venezuela. “Các máy xử lý dầu nặng do các đối tác liên doanh nước ngoài vận hành tại vành đai dầu mỏ khổng lồ Orinoco đang bị hỏng và hoạt động dưới công suất do căng thẳng liên quan đến nguồn cung, vấn đề thanh toán, tham nhũng và nhân viên an ninh. Lưu lượng từ các mỏ dầu truyền thống đang cạn kiệt của Venezuela đang giảm rất nhanh."

Nhưng không dám chắc là đầu tư của Trung Quốc sẽ làm chậm lại sự suy thoái. Thứ nhất, khoản tiền là quá nhỏ để có một tác động đáng kể. Nhưng nhìn rộng hơn, Venezuela đã và đang nhận được các khoản vay từ Trung Quốc trong nhiều năm và điều đó đã không dẫn đến sự phát triển kinh tế. Một báo cáo hồi đầu năm nay từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế lập luận rằng chẳng những không mang lại lợi ích kinh tế cho Venezuela, mà việc hỗ trợ tài chính của Trung Quốc đã khiến Venezuela phụ thuộc một cách vô vọng vào dầu mỏ, trong khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế thì hoàn toàn trống rỗng.

Hơn nữa, khi Venezuela tăng nguy cơ không trả được nợ, điều này dường như không thể tránh khỏi, thì Trung Quốc sẽ ở đó để cố gắng khắc phục những thiệt hại tài chính đã xảy ra. Các công ty dầu mỏ thuộc sở hữu nhà nước từ Trung Quốc và Nga “có thể sẽ bán một phần đáng kể trong xuất khẩu của PDVSA và dùng đến cổ phần ngày càng tăng trong sản xuất của mình, để đảm bảo việc trả nợ của họ”, Francisco Monaldi viết trong một báo cáo từ Hội đồng Đại Tây Dương vào tháng Ba. Dù Trung Quốc có thể cung cấp một số hỗ trợ tài chính, nhưng có lẽ sẽ không dẫn đến một sự phục hồi. Kịch bản có nhiều khả năng nhất sẽ là Venezuela tiếp tục suy giảm và buộc phải bàn giao lại các tài sản của mình cho Trung Quốc.

Các quan chức Venezuela có lẽ sẽ bán khoản vay mới nhất từ ​​Trung Quốc như một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang chuyển biến tốt, nhưng điều đó không có khả năng xảy ra.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM