Tình trạng nợ nần đang đến hồi nguy kịch ở Venezuela. Nền kinh tế Venezuela vốn đã phải hứng chịu nhiều năm ròng rã, đang phải lún sâu hơn khi mọi thứ dường như không thể tệ hơn. Mặc dù chính phủ Venezuela đã ưu tiên thanh toán nợ nần, ngay cả khi người dân đói khát trên đường phố.
Nhưng Caracas hết sạch thời gian và tiền bạc. Hôm thứ Năm, Tổng thống Nicolas Maduro lên truyền hình nhà nước và phát biểu rằng ông sẽ tìm cách tái cấu trúc nợ cho Venezuela. Nhưng ông đã gieo rắc một vài sự nhầm lẫn bằng cách sử dụng những lời khác nhau cho những gì mình đang tìm kiếm. Như Bloomberg đã đưa tin hôm thứ Sáu, ông chuyển sang "tái cấp vốn", một hình thức thương lượng nhẹ nhàng hơn với người sở hữu trái phiếu, và "tái cơ cấu ", một thuật ngữ kỹ thuật có xu hướng gắn với một vụ vỡ nợ và các chủ nợ ém nhẹm.
Venezuela và PDVSA đã phải thanh toán khoản nợ 1,1 tỷ USD vào ngày 2 tháng 11, và Maduro hứa sẽ đáp ứng nghĩa vụ đó. Tuy nhiên, ông nói đây sẽ là lần cuối cùng họ trả đầy đủ các chủ nợ, và sắp tới Venezuela muốn có một số hình thức giảm nợ. "Nhưng sau việc chi trả này, bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi ra lệnh tái cấp vốn và tái cấu trúc nợ nước ngoài", Maduro phát biểu trên truyền hình. Một lần nữa, quan hệ mật thiết của việc này là không rõ ràng.
"Ngay cả khi không có gì được kích hoạt, điều này đang đẩy mọi thứ đến cùng cực", một chủ nợ lớn nói với FT hôm thứ Tư. "Nó nói lên tình hình bấp bênh như thế nào."
Vấn đề ở Venezuela là các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ có thể khiến việc tái cấu trúc trở nên rất khó khăn. Chính quyền Tổng thống Trump đã ngăn không cho các tổ chức tài chính của Mỹ dính líu tới loại giao dịch này với Venezuela hoặc PDVSA. Họ cũng bị cấm mua trái phiếu của Venezuela, làm cho việc vay nợ mới của nước này hầu như là không thể. Ray Zucaro, giám đốc đầu tư tại RVX Asset Management, nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn rằng "tình hình sẽ xấu đi đối với người nắm giữ cổ phiếu". RVX nắm giữ nợ PDVSA.
Hơn nữa, sự thật là Venezuela dường như đã nhả ra 1,1 tỷ USD cho khoản thanh toán nợ vào thứ Năm là bằng chứng cho thấy Caracas rất quan tâm đến việc đưa PDVSA ra khỏi tình trạng bị tịch thu tài sản từ các chủ nợ. Việc thanh toán cho chủ trái phiếu khi gần như không có tiền mặt ở trong nước và người dân đang đói khát là điên rồ, nhưng không chi trả cũng mang lại rủi ro.
Như Bloomberg lưu ý, Venezuela có cơ sở lọc dầu ở nước ngoài, cùng với Citgo, chi nhánh của PDVSA tại Hoa Kỳ. Một vài trong số cơ sở này có thể bị kiểm soát nếu các chủ nợ không được thanh toán, và tại một số điểm, khách hàng mua dầu của Venezuela có thể bắt đầu đi nơi khác hoặc yêu cầu những khoản chiết khấu khổng lồ. Tất cả những điều đó gây nguy hiểm cho một nguồn thu nhập vốn giữ Venezuela khỏi sụp đổ hoàn toàn. Đó có thể là lý do tại sao Maduro hứa hẹn sẽ đáp ứng được khoản thanh toán nợ gần đây nhất trong khi cũng kêu gọi đàm phán về các nghĩa vụ trong tương lai.
Nhưng nhiều khả năng là không tìm được cách nào, ít nhất là về lâu dài. Theo Capital Economics, Venezuela và các tổ chức của nó có số nợ tổng cộng 65 tỷ đô la bằng trái phiếu, trong khi có chưa tới 10 tỉ đô la ngoại tệ để trả nợ, phần lớn là nằm trong các tài sản phi thanh khoản. Thật khó để biết Caracas sẽ đi về đâu. Theo thị trường hoán đổi rủi ro tín dụng, các nhà đầu tư đưa ra tỷ lệ vỡ nợ của Venezuela trong 5 năm tiếp theo là 97%.
Với việc chi trả nợ vẫn còn lúng túng và gần như không còn tiền mặt, nước này có lẽ không còn nhiều thời gian. 1,6 tỷ USD nữa sẽ đáo hạn vào cuối năm nay, cộng với 9 tỷ USD nữa vào năm 2018. Rào cản tức thời tiếp theo là khoản thanh toán trị giá 81 triệu USD - khoản nợ ban đầu đến hạn vào ngày 12 tháng 10 nhưng có thời gian ân hạn 30 ngày.
Cho dù bạn chia nhỏ nó ra sao thì đây cũng là một tình huống tối tăm có thể chỉ trở nên tồi tệ hơn. Thảm họa nhân đạo vẫn chưa chấm dứt.
Đối với thị trường dầu mỏ, sự quan hệ mật thiết này là khá đáng kể. Venezuela đã mất khoảng 20.000 thùng dầu/ngày mỗi tháng trong năm qua, theo ước tính của Reuters. Và trong tháng 9, sản lượng của Venezuela đã giảm hơn 50.000 thùng/ngày so với một tháng trước đó. Sản lượng có thể giảm thêm 240.000 thùng/ngày trong năm 2018, sự sụt giảm càng tồi tệ hơn do các lệnh trừng phạt của Mỹ gây ra.
Nhưng đó không phải là kịch bản tồi tệ nhất. Một vụ vỡ nợ có thể bắt đầu dẫn đến việc chiếm giữ tài sản ở nước ngoài của Venezuela. Điều đó có thể dẫn đến sự sụt giảm sản xuất nhiều hơn. Một nguồn tin của OPEC nói với Reuters rằng họ dự báo sản lượng có khả năng giảm từ 300.000 đến 600.000 thùng/ngày vào năm tới.
Nguồn tin: xangdau.net