Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd có thể tái cấu trúc thị trường dầu

Iraq, nước sản xuất lớn thứ hai trong OPEC, có thể đang phải đối mặt với một sự gián đoạn nghiêm trọng về xuất khẩu dầu trong tháng này. Ngày 25 tháng 9, công dân khu vực phía bắc Bắc- Kurdistan, khu vực bán tự trị của Iraq, sẽ bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý độc lập.

Nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra, như mong đợi, Kurdistan có thể bắt đầu tiến trình tố tụng để tuyên bố độc lập chính thức khỏi Iraq, chia đất nước làm hai. Hôm thứ Hai, thủ tướng Iraq Haider Al-Abadi kêu gọi chấm dứt cuộc bỏ phiếu cho tới sau khi kết thúc cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS).

Dầu hiện đang là trung tâm của tất cả. Kurdistan giàu nhờ dầu mỏ, sở hữu trữ lượng 45 tỷ thùng và có khả năng trở thành một nhà sản xuất lớn hơn Nigeria. Theo số liệu từ KRG, Kurdistan hiện đang xuất khẩu khoảng 600.000 thùng mỗi ngày, mặc dù con số đó khó có thể giải thích được. Các báo cáo khác cho thấy xuất khẩu dầu của Kurdistan đạt gần 430.000 hay khoảng 10% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iraq.

Hầu hết dầu của người Kurd được vận chuyển thông qua một đường ống tới cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ năm 2014, KRG đã thu hút đầu tư từ ExxonMobil, Chevron và Total SA.

Sản xuất đã bị ảnh hưởng kể từ khi giá dầu sụp đổ vào năm 2014, và việc quản lý ngành dầu mỏ của nước này là một thách thức kể từ khi Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm khoảng 1/3 Iraq, trong đó có thành phố Mosul gần biên giới Iraq-người Kurd. KRG đã gặp khó khăn bởi chi phí cao, nợ gia tăng và sản lượng sụt giảm từ một số mỏ dầu đã khai thác.

Tuy nhiên, vấn đề về dầu mỏ kéo dài nhất của KRG là mối quan hệ giữa nó với Baghdad. Theo hiến pháp Iraq, doanh thu từ xuất khẩu dầu sẽ được chia nhau giữa Baghdad và KRG, có trụ sở tại thành phố Erbil của người Kurd. Tuy nhiên, người Kurd từ lâu đã cảm thấy mối quan hệ này là không công bằng và đã tìm cách phát triển nguồn dầu mỏ độc lập với Baghdad.

KRG đầu tiên bắt đầu cung cấp các hợp đồng dầu cho các công ty nước ngoài trong năm 2007, trái với mong muốn của chính phủ ở Baghdad. Vào năm 2014, chính phủ Iraq đe doạ kiện bất cứ công ty nào mua dầu của người Kurd mà không thông qua chính quyền ở Baghdad.

Trong khi cuộc chiến chống lại IS mang lại nhiều thách thức cho KRG, nó cũng mang lại cho họ nhiều cơ hội. Khi quân đội Iraq bị kiểm soát bởi lực lượng IS, đội quân của người Kurd đã có công trong việc giành lại lãnh thổ bị mất. Thành phố Kirkuk, gần biên giới lãnh thổ của KRG, đã bị quân đội người Kurd chiếm đóng từ năm 2014. Các mỏ dầu lớn nằm ngay phía tây thành phố cũng đã bị chiếm đóng, và quân đội người Kurd vẫn chưa rút lui. Với người Kurd thu gọn lại tại Kirkuk, chính quyền Iraq hiện đang kiểm soát chưa tới một nửa trữ lượng dầu của nước này.

Một khía cạnh quan trọng của cuộc trưng cầu dân ý là khẳng định tuyên bố của người Kurd với Kirkuk và các mỏ dầu liền kề.

Có nhiều rào cản lớn cho sự độc lập của Kurdistan. Cuộc trưng cầu dân ý này có rất ít sự hỗ trợ từ quốc tế, trong khi Hoa Kỳ, EU và các nước khác phản đối. Nó phải đối mặt với sự phản đối dữ dội ở Baghdad, nơi Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi gọi đó là "không hợp hiến và bất hợp pháp".

Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và chế độ Assad ở Syria tất cả đều chống lại cuộc trưng cầu dân ý lần này: với số người Kurd sinh sống trong nước mình, họ lo ngại rằng một quốc gia độc lập của người Kurd có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định khu vực.

Trong khi Iran có tầm ảnh hưởng chính trị đến nội bộ Iraq, thì nước có ảnh hưởng nhất với KRG là Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này có một lượng lớn người thiểu số Kurd và có quyền lợi được đảm bảo bất di bất dịch trong việc ngăn chặn một Kurdistan độc lập trở thành hiện thực. Đây cũng là quốc gia vận chuyển dầu của người Kurd hàng đầu để ra khỏi khu vực KRG nằm giữa đất liền. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ chọn cách đóng đường ống dẫn Ceyhan, KRG sẽ không có khả năng xuất khẩu. Do đó có vẻ như người Kurd sẽ không làm bất cứ điều gì khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ khó chịu quá mức.

Cũng có bằng chứng cho thấy cuộc bỏ phiếu này chủ yếu là một kế hoạch chính trị của Chính quyền khu vực người Kurd (KRG) và đảng Dân chủ Kurdistan (KDP) đang nắm quyền nhằm gây sức ép lên chính phủ Iraq và đưa ra các cuộc đàm phán mới về Kirkuk, chia sẻ lợi nhuận dầu cũng như giới hạn rộng hơn về nền độc lập của người Kurd.

Hoạt động chính trị của người Kurd cũng là một yếu tố. Tổng thống người Kurd Massoud Barzani đã làm quá nhiệm kỳ và sẽ xuống chức trước cuộc bầu cử tháng 11. Nhưng trước khi như vậy, Barzani mong muốn bắt đầu quá trình mang lại sự độc lập hoàn toàn cho người Kurd.

Cuộc trưng cầu dân ý không nhằm mục đích dẫn đến một Kurdistan độc lập ngay bây giờ, bất chấp lời hùng biện của người Kurd như đã đề cập, nhưng lại cho thấy niềm tin của người Kurd và yêu cầu của họ được Baghdad xem xét nghiêm túc. Khi họ kiểm soát một nửa trữ lượng dầu của quốc gia, người Kurd có thể điều động để thu về một nửa số tiền thu được từ xuất khẩu của Iraq.

Lý giải này là hợp lý, với tình hình dầu thế giới. Với giá vẫn dao động ở mức hoặc dưới 50 USD và nền kinh tế của người Kurd suy yếu trong những năm chiến tranh, KRG đã không thể trả hết nợ cho các công ty dầu mỏ lớn. Không có nhiều lợi thế để gây tác động tới Thổ Nhĩ Kỳ, là người sẽ đóng cửa toàn bộ xuất khẩu của người Kurd nếu phong trào trưng cầu dân ý đi quá xa.

Hoa Kỳ, nước liên minh chặt chẽ với người Kurd trong cuộc chiến chống lại IS, phản đối cuộc trưng cầu dân ý nhưng có thể sẽ muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ với các nhóm người Kurd tại Iraq và Syria, như là một cách chống lại tầm ảnh hưởng đang gia tăng của Iran và Nga. Điều này mang lại cho người Kurd một số lợi thế hơn Iraq, dù không đủ để thực hiện độc lập hoàn toàn.

Tuy nhiên, cuộc trưng cầu ý dân có thể có một số ngã rẽ quan trọng về địa chính trị Trung Đông, cũng như giá dầu. Nếu tranh chấp giữa Erbil và Baghdad trở nên tồi tệ hơn sau cuộc bỏ phiếu, thì có thể hoặc là xuất khẩu dầu của người Kurd hoặc của Iraq có thể bị gián đoạn. Nếu quốc gia này bị chia làm hai, có khả năng mất hàng trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày và đẩy Iraq trở lại sự hỗn loạn.

Nhưng nếu người Kurd có thể thành công trong cuộc bỏ phiếu với những điều khoản tốt hơn từ người Iraq, có thể báo trước sự xuất hiện của một nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới. Như Bloomberg đã chỉ ra, nếu KRG trở thành một quốc gia độc lập, có lẽ nó sẽ ngay tức thì đủ tiêu chuẩn để trở thành thành viên của OPEC và trở thành một nhà sản xuất dầu lớn gần như ngay lập tức.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM