Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC đón sinh nhật lần thứ 57: Vẫn còn giá trị

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 57 năm thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tổ chức dầu nổi tiếng thế giới ra đời vào ngày 14 tháng 4 năm 1960 tại Baghdad với 5 thành viên sáng lập: Ả Rập Saudi, Kuwait, Iran, Iraq và Venezuela.

Được tạo ra nhằm bảo vệ giá dầu cũng như lợi ích của các nhà sản xuất trước các công ty dầu mỏ quốc tế, còn được gọi là "Seven Sisters", đã thống trị thị trường cho đến những năm 1970.

Nhiều cuốn sách lịch sử tiết lộ rằng tổ chức này là sản phẩm trí tuệ của hai người đàn ông, Juan Pablo Perez Alfonzo, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela, và Abdullah Tariki, người đồng cấp Saudi Arabia. Tuy nhiên, một số người cho rằng ý tưởng về OPEC đến trước năm 1960, và Seven Sisters không phải là người mà Venezuela lo sợ. Mà đó chính là các nhà sản xuất dầu ở Trung Đông.

Nhiều người theo dõi sự hình thành của OPEC đến năm 1959 khi Perez Alfonzo và Traiki gặp các Bộ trưởng và đại diện khác trong tháng 4 tại Đại hội dầu Ả Rập đầu tiên ở Cairo. Tuy nhiên, tác giả Pierre Terzian đã theo dõi nguồn gốc của OPEC đến năm 1946, khi Perez Alfonzo lần đầu nghĩ về nó.

Trong cuốn sách của ông "OPEC: câu chuyện bên trong" Terzian đề cập rằng dầu từ Ả-rập Xê-út và các nước khác bắt đầu làm “ngập lụt” thị trường Hoa Kỳ, vì vậy Venezuela bắt đầu mất thị phần ở đó và giá bắt đầu rớt.

Kể từ những năm 1940, Venezuela đã cử các phái đoàn tới các nhà sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông nhằm cố gắng đạt được thỏa thuận về bảo vệ giá và lợi ích của các nhà sản xuất. Quốc gia Nam Mỹ này luôn hy vọng đạt được thỏa thuận và sau 14 năm đàm phán, OPEC ra đời.

Tuy nhiên, nó không phải là một hành trình dễ dàng. Iran đã phản đối việc tham gia thuở ban đầu và một số nước như Mexico cũng không muốn tham gia gì hết. việc chống lại Seven Sisters là không dễ dàng khi họ kiểm soát mọi thứ trên thị trường từ giá dầu tới hệ thống lọc dầu.

Việc mang các sản xuất lại với nhau theo bất kỳ thỏa thuận nào là không hề dễ dàng vào những năm 1960. Và 57 năm sau khi thành lập, các thành viên của OPEC vẫn có những bất đồng.

Một năm trước, có rất nhiều người dự báo về cái kết của OPEC, cho rằng tổ chức này không còn nắm những công cụ để khắc phục sự mất cân bằng trên thị trường.

Trong hai năm giá dầu đã giảm và thị trường đang gặp phải những lo ngại tồi tệ nhất kể từ những năm 1990. Thực sự là khó để thuyết phục bất cứ người nào rằng OPEC có một tương lai. Tuy nhiên, kỷ niệm lần thứ 57, cho thấy nhóm đã chứng tỏ rằng nó có thể vượt qua nhiều thách thức khi giá dầu đang lâm nguy.

Tháng 9 năm ngoái, OPEC đã đưa ra một hiệp ước cắt giảm sản lượng, và vào tháng 11, hiệp định cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày đã được hoàn tất. Vào tháng 12, nhóm đã đưa thêm 13 nhà sản xuất ​​bên ngoài vào thỏa thuận, cắt giảm thêm 600.000 thùng/ngày.

Ngày nay, thị trường dầu mỏ ổn định hơn bất cứ thời điểm nào trước đây. Dự trữ dầu đang giảm dần, và thỏa thuận này có thể thiết lập một mức giá sàn và giá dầu đang giao dịch trên 55 USD.

OPEC đã thành công trong việc xua tan tất cả các huyền thoại về sự sụp đổ của nó nhưng điều này không có nghĩa là tình hình hoàn hảo.

OPEC vẫn đang phải chịu đựng nhiều căn bệnh cũ và sự tín nhiệm của nó vẫn đang bị đe doạ, với việc tuân thủ cam kết cắt giảm. Thị trường vẫn chưa chắc chắn thỏa thuận sẽ kéo dài bao lâu cũng như phản ứng của OPEC và các đồng minh như thế nào trước những thách thức trong năm tới, bao gồm nguồn cung tăng từ Libya và Nigeria.

Điều mà OPEC đã không thành công sau những năm đã trải qua là trở thành con ngựa chứ không phải là xe ngựa.

Danh sách những điều thiếu sót không dừng lại ở đó. Sự chia rẽ chính trị giữa các thành viên vẫn gây ảnh hưởng đến sự ổn định. Điều này hiện rõ trong năm 2014 và một lần nữa ở Doha vào năm 2016.

Ngoài ra, OPEC vẫn thiếu khả năng đọc được tương lai và ngăn chặn mọi mối đe dọa. Các nước thành viên của nhóm có sự tương tác rất hạn chế trên thị trường. Họ có ít hoặc không có khoản đầu tư chung nào về năng lượng. Họ không đầu tư vào các nhà máy lọc dầu và họ không phát triển công nghệ để giúp họ mở rộng sự thống trị của mình trên thị trường.

OPEC có đủ năng lượng và nguồn lực tài chính nhưng họ không có đủ thời gian để cải cách.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM