Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

OPEC sẽ xem xét đề xuất giám sát xuất khẩu để hạn chế sự gian lận

Đề tài mới nhất của câu chuyện “OPEC sẽ làm gì tiếp theo” được tiết lộ hôm thứ Năm khi các báo cáo cho thấy nhóm và các nhà sản xuất không thuộc OPEC do Nga dẫn đầu có thể thảo luận về một đề xuất xem xét việc giám sát không chính thức xuất khẩu dầu thô, ngoài việc giám sát sự tuân thủ cắt giảm sản xuất.

Ngay cả khi các nhà sản xuất đồng ý theo dõi xuất khẩu, thì kết quả sẽ được thảo luận nội bộ, và các nguồn tin thứ cấp của OPEC sẽ vẫn là phép đo chính thức duy nhất việc thủ tuân thủ, các đại biểu nói với Bloomberg.

Theo truyền thông Nga, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã phát biểu rằng hội đồng sẽ thảo luận về quy trình giám sát xuất khẩu dầu tại cuộc họp.

Ủy ban kỹ thuật đã họp vào thứ Tư, trước cuộc họp chính thức thứ Sáu và cho biết mức tuân thủ tháng 8 là 116 phần trăm, ba nguồn tin nói với Reuters.

Cuộc họp của nhóm sẽ đánh giá sự tuân thủ và có thể đưa ra các khuyến nghị cho hội nghị thượng đỉnh OPEC chính thức sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng 11.

Tại cuộc họp tháng trước, Uỷ ban nói rằng thị trường dầu mỏ đang đi đúng hướng để tái cân bằng, nhưng tất cả các lựa chọn, bao gồm việc mở rộng cắt giảm sau tháng 3 năm 2018, vẫn còn để ngỏ.

Ủy ban kỹ thuật OPEC/ngoài OPEC chịu trách nhiệm giám sát việc cắt giảm, bao gồm Kuwait, Venezuela và Algeria thuộc OPEC, cùng với hai nước ngoài khối là Nga và Oman, dự kiến ​​sẽ thảo luận vào thứ Sáu tại Vienna về khuyến nghị giám sát xuất khẩu, Bloomberg đưa tin, dẫn lời hai đại biểu giấu tên.

Một tháng sau, tất cả các lựa chọn thực sự vẫn còn mở, và không có phát biểu thống nhất từ các Bộ trưởng dầu thành viên của OPEC hay Nga.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, ông Jabbar al-Luaibi, nói rằng "một số người nghĩ rằng cắt giảm nên được kéo dài qua tháng 3, thêm ba, bốn tháng, hoặc sáu tháng, hoặc có thể cho đến cuối năm 2018".

"Một số, như Ecuador và các nước khác, ngay cả Iraq, cũng nghĩ rằng cần phải cắt giảm thêm 1%", al-Luaibi nói.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM