Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thế giới tuần qua: Lo lắng trong mệt mỏi

Thế giới tuần qua vẫn phải trải qua những căng thẳng xoay quanh hai câu chuyện lớn là khủng hoảng nợ tại Châu Âu và Trung Quốc. Nhưng đằng sau hai câu chuyện đó là một vấn đề còn lớn hơn: bất ổn kinh tế thế giới.

Trung Quốc

Trung Quốc kết thúc tuần thứ ba của tháng 11 bằng việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng lên 50 điểm cơ bản. Động thái này trên thực tế không làm thị trường bất ngờ, mà ngược lại có thể lại là tín hiệu xoa dịu cho những nhà đầu tư lo lắng về một sự điều chỉnh lớn hơn.

Trung Quốc rõ ràng sẽ muốn giữ mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng trung bình GDP 10% và đặt mục tiêu kìm giữ lạm phát đứng sau đó. Chính phủ Trung Quốc gần đây liên tục phàn nàn về những dòng vốn nóng sẽ gây ra các bong bóng tài sản tại Trung Quốc và các nền kinh tế tăng trưởng nhanh khác. Trung Quốc hiện đã có đủ nguồn tiền cần thiết thông qua hệ thống ngân hàng và gói kích thích 585 tỷ USD của chính phủ. Sự cải thiện trong chỉ số tổng hợp tình hình sản xuất PMI và hoạt động xuất khẩu cho thấy các chính sách của Trung Quốc đã phát huy tác dụng.

Một trong những chính sách mà chính phủ Trung Quốc đang theo đuổi là mỗi năm tăng đáng kể tiền lương cho nhân công nhằm thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thông qua chính sách tiền lương, Trung Quốc đã tạo ra bệ phóng cho tỷ lệ lạm phát leo thang và nền kinh tế đang trở nên khó kiểm soát hơn. Một mặt, Trung Quốc muốn tạo ra một tâng lớp trung lưu rộng khắp và sẽ chi dùng vào các hàng hóa và dịch vụ nội địa, từ đó Trung Quốc sẽ bớt được sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại. Mặt khác, việc Trung Quốc can thiệp vào đồng Nhân dân tệ trở thành một phương tiện giúp các nhà xuất khẩu đạt được lợi thế tài chính, hỗ trợ cho tăng trưởng và lợi nhuận. Điều này gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía các nước đối tác.

Những chính sách hiện nay có thể giúp Trung Quốc đạt được mục đích của mình, nhưng nó cũng có thể tạo ra làn sóng chống đối từ các quốc gia khác và khi đó, kinh tế thế giới sẽ rơi vào một thời kỳ bất ổn mới.

Khủng hoảng nợ tại Châu Âu.

Thế giới tuần qua đã tràn ngập những câu chuyện về Ireland, sự thành công trước đây của con hổ Celtic này, những nguyên nhân thất bại, và sự suy tàn trong nay mai. Trong khi các nhà hoạch định chính sách khắp châu Âu đang tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng này, mầm mống cho một sự lan truyền có hệ thống đang ngày càng lớn. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những cái tên tiếp theo trong danh sách. Tạm gác Bồ Đào Nha sang một bên, Tây Ban Nha mới là cái tên làm cả Châu Âu run sợ. Nền kinh tế này quá lớn để có thể sụp đổ, đồng thời quá lớn để có thể cứu trợ. Phát biểu trên CNBC ngày 19/11, nhà kinh tế học Roubini đã nói “Cái tên tiếp theo sẽ là Bồ Đào Nha. Nhưng Tây Ban Nha mới là nguy cơ thực sự. Nếu Tây Ban Nha rơi xuống vực, hiện sẽ không có đủ tiền để cứu trợ tài chính cho quốc gia này. Một mặt Tây Ban Nha quá lớn để có thể sụp đổ và mặt khác quá lớn để có thể cứu trợ. Nợ và các khoản phải trả là khổng lồ, cả trong khu vực công lẫn tư nhân.”. Lợi thế của Hy Lạp hay Ireland chính là việc đây là các quốc gia khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2,0% và 1,4% GDP của 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu, khiến những khoản cứu trợ tại các quốc gia này trở nên khả thi. Ngược lại, nền kinh tế Tây Ban Nha có quy mô khá lớn (9% GDP 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu) và sẽ khiến bất kỳ gói cứu trợ nào trở thành một gánh nặng cho không chỉ Châu Âu. Hiện tỷ lệ nợ công trên GDP của Tây Ban Nha vẫn dưới mức trung bình 74%GDP của Châu Âu, dừng ở ngưỡng 53,2% GDP. Nhưng con số nợ công 560,587 tỷ EUR của Tây Ban Nha, thực tế cao hơn rất nhiều các quốc gia khác trong liên minh có tỷ lệ phần trăm nợ công trên GDP vượt mức trung bình. Châu Âu trên đang nỗ lực đưa Ireland ra khỏi cuộc khủng hoảng với mục đính trách hiệu ứng tâm lý lan truyền xảy đến với các quốc gia khác. Nếu những nỗ lực này của Châu Âu thất bại và nỗi lo domino trở thành sự thật, điều gì sẽ xảy ra với kinh tế thế giới?

Nguồn: stox

ĐỌC THÊM