Sau khi thị trường biến động do bão Harvey, giá dầu đã phục hồi lại phản ứng thông thường khi bị ảnh hưởng bởi các lực cơ bản thị trường. Giá giảm ban đầu là do công suất tinh chế bị gián đoạn vì mưa lớn và ngập lụt ở các cơ sở dầu ở Houston và Louisiana.
Sự thiệt hại này, có lúc, lên đến hơn 4 triệu thùng mỗi ngày và sự gián đoạn của sản xuất dầu khoảng 1,4 triệu thùng mỗi ngày. Nhu cầu dầu thô trong nước giảm và giá giảm nhưng vẫn duy trì trong một phạm vi giao dịch của vài ba tháng trước, trong đó WTI và Brent có giá 47,24 USD và 52.74 USD tương ứng.
Đáng ngạc nhiên lá mặc dù bão Irma xuất hiện sau đó theo hướng của Harvey, thị trường dầu mỏ chỉ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm giới hạn nhu cầu xăng và dầu diesel khi bão này tràn vào Florida từ bất cứ cơ sở dầu lớn nào. Tình hình đã bình thường hóa khi sáu nhà máy lọc dầu bắt đầu lại dọc theo Gulf Coast Texas, khởi động hoàn toàn hoặc một phần tùy thuộc vào những thiệt hại.
Nhu cầu dầu thô tăng, nhưng phản ứng giá bị giới hạn bởi sản lượng dầu hồi phục. Tuy nhiên, có những yếu tố khác bên ngoài những tình huống này ở Mỹ đã phát huy tác dụng để thay đổi tâm lý thị trường trong vài ngày giao dịch gần đây.
Giá đã tăng chậm và tại một thời điểm WTI đã vượt qua mức 50 một thùng và Brent đã vượt qua mức 55.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 10 kết phiên thứ Sáu (15/9) đi ngang ở mức 49,89 USD/thùng. Giá dầu này đạt mức đỉnh trong phiên là 50,50 USD hôm thứ Năm, lần đầu tiên vượt ngưỡng 50 USD/thùng kể từ tháng 5/2017.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11 tăng 15 cent, tương đương 0,3%, lên 55,62 USD/thùng.
Giá dầu WTI tăng 5,1% trong cả tuần còn giá dầu Brent kết tuần tăng 3,4%. Cả 2 loại dầu này có tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tuần kết thúc 28/7 trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu ở Mỹ phục hồi hoạt động sau bão Harvey.
Mức tuân thủ
Thứ nhất, có Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của Opec cho thấy sản lượng từ các thành viên của nhóm đã giảm trong tháng 8 khoảng 80.000 thùng mỗi ngày so với tháng 7. Theo báo cáo của IEA, mức giảm là 210.000 thùng mỗi ngày "sau cuộc khủng hoảng mới ở Libya", và nói thêm rằng, "12 thành viên bị ràng buộc bởi hiệp định nguồn cung của Opec đã tăng tỷ lệ tuân thủ lên 82% từ 75% trong tháng7.”
Trong cả năm mức tuân thủ của nhóm là 86%, sự tuân thủ mạnh mẽ dựa trên số liệu ghi nhận trong lịch sử. Trên toàn cầu, sản xuất tháng 8 cũng giảm 720.000 thùng/ngày do gián đoạn bất ngời và bảo trì theo kế hoạch, chủ yếu ở các nước không thuộc OPEC.
Nhưng sự bất ngờ lớn hơn xuất phát từ một báo cáo Thị trường Dầu tháng Chín rất tích cực của IEA, với cơ quan sửa lại tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm 2017 lên tới 1.6 triệu thùng/ngày do mức tăng trưởng 2.3 triệu thùng/ngày trong quý hai năm 2017, thời điểm nhu cầu khiêm tốn hoặc thậm chí giảm.
Opec vẫn duy trì mức tăng trưởng 1.42 triệu thùng một ngày và sự khác biệt lớn giữa hai ước tính cần phải được giải quyết, đặc biệt là khi cả hai sử dụng các cơ sở dữ liệu có liên quan chặt chẽ.
Các kho dự trữ thương mại ở khu vực OECD không thay đổi trong tháng 8 so với tháng 7 là 3.01 tỷ thùng, và mức này chỉ còn cao hơn mức trung bình năm năm giảm là 190 triệu thùng, trong đó dầu thô và sản phẩm có thể giảm 120 và 72 triệu thùng. Tồn kho sản phẩm hiện nay "chỉ cao hơn 35 triệu thùng so với mức trung bình năm năm" và có thể giảm xuống dưới mức trung bình.
Reuters cũng báo cáo rằng khối lượng dầu thô tích trữ nổi của Biển Bắc đã giảm kể từ giữa tháng 8 cùng với sự sụt giảm tồn kho dầu thô nổi trên toàn cầu từ trên 100 triệu thùng trong tháng 6 xuống còn 71 triệu thùng trong tháng 7 và có thể ít hơn nữa.
Mặc dù mùa bão vẫn chưa kết thúc nhưng ảnh hưởng của nó đối với thị trường dầu mỏ vẫn còn hạn chế. Nhưng ngành công nghiệp Mỹ có thể sẽ có nhiều thay đổi để tự chuẩn bị cho các sự cố thời tiết khắc nghiệt trong tương lai để hạn chế thiệt hại và tổn thất trong hoạt động.
Tính bền vững
Câu hỏi đặt ra là liệu sự tăng trưởng thị trường hiện tại có tăng bền vững hay không. Những người tham gia thị trường ngày càng tin rằng thị trường đang thắt chặt và giá cả có thể tăng nhẹ.
Trong một cuộc khảo sát gần đây của Bloomberg, đa số các nhà nghiên cứu được khảo sát vẫn tin rằng tình hình vẫn sẽ là phạm ví giá "thấp hơn trong lâu hơn". Giá dầu trung bình dự kiến cho năm 2018 khoảng 52 USD/thùng đối với WTI với ước tính của các nhà nghiên cứu "từ 44 USD đến trên 60 USD/thùng.
Năm 2018, nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng 1,4 triệu thùng một ngày theo cả 2 dự báo của Opec và IEA. Nguồn cung ngoài Opec được dự báo sẽ tăng lên 1,2 và 1,5 triệu triệu thùng/ngày bởi Opec và IEA. Với triển vọng như vậy và xem xét mức tồn kho dầu mỏ vẫn cao ở các nước tiêu thụ, Opec và các nhà sản xuất ngoài Opec đồng minh nên xem xét gia hạn thỏa thuận sản xuất sau cuối tháng 3 năm 2018 để có thể tiếp tục tăng cường sự thành công cho đến nay.
Cho đến nay năm nay, giá của giỏ dầu Opec c đã được cải thiện trên mức 2016 khoảng 30,9% lên đến 49,73 USD một thùng với giá của cácthị trường khác cũng tăng lên.
Hiện nay không có nghi ngờ rằng hiệp ước sản xuất này đang hiệu quả và những người tham gia không nên phá hủy tác động tích cực của nó bằng cách sớm chấm dứt hiệp ước này.
Nguồn: xangdau.net/Gulfnews