Cách đây ba năm, Mexico đã mở cửa lĩnh vực năng lượng cho các khoản đầu tư tư nhân trong một bước ngoặt cải cách năng lượng vốn đã chấm dứt hơn bảy thập niên của công ty độc quyền nhà nước, Pemex. Giờ đây, Mexico cũng đã bắt đầu tự do hóa giá xăng.
Sau khi bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài, các cuộc đấu giá dầu mỏ ngoài khơi của Mexico gần đây bắt đầu mang lại kết quả, sau khi một liên minh (bao gồm các công ty nước ngoài) tuyên bố một "phát hiện đẳng cấp thế giới" ước tính hơn 1 tỷ thùng dầu tại nơi này-một trong những khám phá toàn cầu quan trọng trong 5 năm qua.
Ngoài ra, các đại gia Exxon, Chevron, và BP đang mở hoặc có kế hoạch mở các trạm dịch vụ đầu tiên của mình để khai thác thị trường sản phẩm lọc dầu của Mexico. Shell là hãng mới đây nhất tham gia vào thị trường bán lẻ, cam kết đầu tư 1 tỷ USD trong 10 năm tới.
Mọi thứ hiện đang tìm kiếm các khoản đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng của Mexico, nhưng có một diễn biến chính trị trong nước có thể khiến đầu tư giảm.
Tổng thống Mêxicô Enrique Pena Nieto - kiến trúc sư về cải cách năng lượng – sẽ kết thúc nhiệm kỳ cuối, và người có triển vọng thành công cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018 là ứng cử viên theo đường lối cánh tả, Andres Manuel Lopez Obrador, người đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc cải cách.
Mặc dù chắc chắn rằng ngay cả khi nếu Obrador thắng cử, thì quả thực ông cũng sẽ quay lại những cải cách của người tiền nhiệm, nhưng có sự quan ngại trong ngành công nghiệp Mỹ rằng thị trường Mexico có thể gây ra một số khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhiệm kỳ của Tổng thống Obrador có thể tạo ra những bất ổn trong điều luật. Đó là lý do tại sao ngành dầu khí lại đang phù hợp với chính quyền Mêxicô hiện tại trong việc tìm kiếm sự bảo vệ trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được đàm phán lại (NAFTA) mà sẽ bảo vệ việc cải cách năng lượng trong NAFTA và làm cho nó trở nên khó khăn hơn nhiều để bị hủy bỏ.
David Goldwyn, cựu đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chính quyền Obama, hiện đang lãnh đạo nhóm tư vấn về Năng lượng của Hội đồng Đại Tây Dương, phát biểu với James Osborne của Houston Chronicle rằng: "Nếu ai đó muốn gây bất lợi, điều này có thể dẫn đến sai lầm theo nhiều cách khác nhau”.
Obrador là một nhà phê bình thẳng thắn của Tổng thống Donald Trump và đã hứa sẽ có một lập trường cứng rắn hơn trong các cuộc đàm phán thương mại song phương.
Trong những năm gần đây, giao thương năng lượng với Mỹ ở Mêxicô đã làm thay đổi rất nhiều chiều hướng của dòng dầu. Cho đến năm 2014, giao dịch năng lượng đã được thúc đẩy bởi việc Mexico bán dầu thô cho Mỹ. Tuy nhiên, do sản lượng của Mêxicô giảm cũng như sự bùng nổ doanh số khí đốt tự nhiên và sản phẩm lọc dầu của Mỹ, kim ngạch xuất khẩu năng lượng của Hoa Kỳ sang Mexico năm ngoái đã gấp hai lần giá trị nhập khẩu năng lượng của Mỹ từ nước láng giềng phía Nam.
Trong bối cảnh này, ngành dầu khí Mỹ tìm cách để giữ thị trường Mexico đón nhận các khoản đầu tư và hy vọng cải cách năng lượng sẽ không thể đảo ngược được.
Tháng trước, Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ (API), Hiệp hội Các nhà sản xuất Dầu mỏ Canada (CAPP) và Hiệp hội các Công ty Hydrocarbon Mexico (AMEXHI) kêu gọi các nhà đàm phán NAFTA giữ nhiều điều khoản của hiệp định, trong đó có việc duy trì xóa bỏ thuế quan trong giao thương dầu thô, khí đốt tự nhiên, các sản phẩm chưng cất và các hàng hoá khác hỗ trợ thăm dò, sản xuất và lọc dầu. Ba tổ chức này cũng ủng hộ việc đối xử không phân biệt với các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường trong nước, cũng như việc bảo toàn "các điều khoản về bảo vệ đầu tư mạnh mẽ và giải quyết tranh chấp nhà đầu tư nhà nước (ISDS), bao gồm các quy định hạn chế việc chiếm đoạt các khoản đầu tư và trả tiền bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả nếu việc chiếm đoạt xảy ra. "
Về vấn đề này, Tổng thống Trump đã ủng hộ các công đoàn của người lao động, những người cho rằng các điều khoản của ISDS cho phép các công ty thách thức các chính sách đối với nhân viên và bảo vệ môi trường nếu họ thấy họ có hại cho lợi nhuận của họ. Nhưng không có một lập trường thống nhất nào về các điều khoản như vậy ở Washington.
Goldwyn nói với Houston Chronicle rằng: "Họ vẫn tranh cãi về nó”.
Ông nói: "Đó là một tình huống kỳ quặc nơi bạn có ngành công nghiệp của Hoa Kỳ liên kết với chính phủ Mexico”.
Gần đây, cải cách năng lượng của chính phủ Mexico đã thu hút nhiều công ty nước ngoài. Việc cải cách đó rất khó để thay đổi hoàn toàn sẽ làm tăng tính chắc chắn về mặt pháp lý, điều này sẽ chứng tỏ là cần thiết để lôi kéo nhiều công ty dầu khí và đẩy mạnh xuất khẩu năng lượng của Mỹ sang Mexico.
Nguồn tin: xangdau.net