Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), việc hạn chế sản xuất dầu thô sắp đến với Nigeria, do sản lượng dầu của nước này đã tăng thêm 138.300 thùng/ngày từ mức 1.723 triệu thùng/ngày trong tháng 7 lên 1,861 triệu thùng/ngày.
Điều này đã làm cho Nigeria vượt quá hạn mức sản xuất dầu thô được phân bổ bởi Ủy ban Kỹ thuật OPEC/ngoài OPEC (JTC).
Tổ chức Liên hợp của Ủy ban Kỹ thuật OPEC/ngoài OPEC (JTC) đã hoan nghênh sự linh hoạt của Nigeria trong việc đóng băng sản lượng dầu thô, với cam kết khôi phục mức sản xuất tiền khủng hoảng, đồng ý tự nguyện thực hiện các điều chỉnh cắt giảm sản lượng của ngay khi đạt được sản lượng bền vững là 1,8 triệu thùng.
Theo báo cáo của OPEC, được công bố vào ngày thứ Tư, sản lượng dầu thô của Nigeria đã liên tục tăng từ 1,511 triệu thùng/ngày trong quý đầu năm nay; 1,616 triệu thùng/ngày trong quý II lên 1,71 triệu thùng/ngày trong tháng 6 và 1,723 triệu thùng trong tháng 7.
Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Dầu mỏ, Tiến sĩ Ibe Kachikwu, cho hay mặc dù Nigeria đang khôi phục lại sản xuất dầu, nhưng không thể chịu đựng được việc cắt giảm ở mức 1,8 triệu thùng mỗi ngày do OPEC đưa ra.
OPEC giải thích rằng tổng sản lượng dầu thô của nhóm đã đạt trung bình 32,76 triệu thùng trong tháng 8, giảm 79.000 thùng/ngày so với tháng trước. Sản lượng dầu thô tăng tại Nigeria, trong khi giảm tại Libya, Gabon, Venezuela và Iraq.
OPEC cho biết thêm: "Lợi nhuận lọc dầu tăng lên đang giúp các nhà sản xuất dầu Tây Phi bán với giá cao hơn do thiếu hụt một số loại dầu thô do sự điều chỉnh sản xuất của OPEC cũng như sự hỗn loạn về địa chính trị”.
"Chênh lệch giá tiếp tục tăng, cùng với chuẩn Brent tăng các thành phần trong rổ dầu dầu ngọt nhẹ từ Tây và Bắc Phi lên hơn 50 USD/thùng. Giá của Saharan Blend, Es Sider, Girassol, Bonny Light, Zafiro của Equatorial Guinea và Rabi của Gabon tăng trung bình 3,32 USD/ thùng, tức 6,9% lên 51,33 USD/thùng. Chênh lệch dầu giao ngay đối với các loại này đã tăng lên nhờ nhu cầu cao hơn từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. "
OPEC cho biết, lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu ở lưu vực Đại Tây Dương tăng mạnh trong tháng Tám. "Tại Mỹ, lợi nhuận tăng giữa bối cảnh thiếu hụt nguồn cung thành phẩm sau cơn bão Harvey, cùng với nhu cầu trong nước tăng mạnh, đã hỗ trợ sự bùng nổ lợi nhuận lọc dầu. Tại Châu Âu và Châu Á, thị trường sản phẩm được hỗ trợ bởi tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Mỹ, khuyến khích khối lượng kinh doanh chênh lệch giá lớn hơn, cũng như nhu cầu theo mùa, giúp nâng cao lợi nhuận của nhà máy lọc dầu”.
Nguồn tin: xangdau.net